Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Tổng Lãnh sự Nga kêu gọi Mỹ chấm dứt "bơm phong trào bài Nga"

Nga yêu cầu Mỹ chấm dứt "bơm cho phong trào bài Nga"

Tổng Lãnh sự Nga tại New York, ông Sergey Ovsyannikov tin rằng trong tương lai gần, quan hệ Nga - Mỹ có thể sẽ không có bất kỳ chuyển biến tích cực nào, nhưng dù thế các nhà ngoại giao Nga vẫn cần phải tiếp tục công việc của mình.


Trong cuộc phỏng vấn với tờ Komsomolskaya Pravda của Nga, ông Ovsyannikov cho biết: "Tôi xin tránh dự đoán về triển vọng trước mắt trong quan hệ Mỹ - Nga. Tôi nghĩ rằng phía Mỹ nên có nhận định sáng suốt, và ngừng việc bơm cho phong trào bài Nga. Chính bản thân người Mỹ cần nhận ra tình thế và bắt đầu gỡ gạc lại từng chút như trước. Từ những gì tôi nhìn thấy, nghe thấy, đọc được, và từ những gì đang xảy ra tại Quốc hội, có thể nói rằng cho đến nay chính sách của Mỹ không có gì tích cực để chúng tôi mong đợi từ người Mỹ. Nhưng trong tình huống này, các nhà ngoại giao Nga vẫn sẽ cần phải làm công việc của họ".



Trước đó, Moscow yêu cầu Washington cắt giảm các nhân viên ngoại giao của Mỹ ở Nga từ 755 người – xuống còn 455 nhân viên. Theo đó, Moscow đã cân bằng số lượng nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Nga với số lượng nhân viên đang thực hiện sứ mệnh ngoại giao của Nga tại Hoa Kỳ. Theo Bộ Ngoại giao Nga, những biện pháp này là phản ứng đối với chính sách chống Nga và các biện pháp trừng phạt Nga mới được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.


Về phần mình, Mỹ đã ngừng thủ tục cấp thị thực cho người Nga kể từ ngày 23/8. Phải đến ngày 1/9 thủ tục này mới được tiếp tục, nhưng chỉ ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow. Washington đã giải thích sự thay đổi này là do số lượng nhân viên của họ bị giảm đi. Trước đây, các thị thực của Mỹ vẫn được cấp tại các cơ quan lãnh sự ở St. Petersburg, Yekaterinburg và Vladivostok


Tư tưởng bài Nga, chống Nga (hay còn gọi là Russophobia đã có từ rất lâu ở châu Âu và liên quan đến chiến tranh hay các cuộc xung đột với Nga. Ở Mỹ, Russophobia vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trước đây, nó có liên quan đến cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa cộng sản, tuy nhiên sau khi Chủ nghĩa cộng sản không còn và Liên Xô đã giải tán từ năm 1991, Russophobia lại bùng lên lần nữa vào cuối năm 1990 – đầu năm 2000. Phong trào chứng tỏ 2 khía cạnh: về ý tưởng, nó là nền tảng của "cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền", và về mặt địa chính trị – là vì người Mỹ hoàn toàn không chấp nhận các quốc gia thách thức địa vị bá quyền của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét