Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Nợ 3,7 triệu USD, cụ bà TQ sửa mặt thành "gái 30" đi trốn







Ảnh minh họa.


Bà Zhu Najuan, 59 tuổi, đã bị tòa án ở thành phố Vũ Hán, , yêu cầu trả các khoản nợ lên tới 25 triệu NDT (tương đương 3,71 triệu USD).


Thay vì tìm cách trả nợ, bà Zhu đã lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi ngoại hình và trốn tới thành phố Thâm Quyến. Mặc dù vậy, cảnh sát vẫn tìm ra và bắt giữ người phụ nữ này vào giữa tháng 7.


“Chúng tôi rất ngạc nhiên tại hiện trường”, một cảnh sát nói với hãng tin Tân Hoa Xã. “Bà ta trông trẻ như phụ nữ 30 tuổi và có ngoại hình rất khác so với những bức ảnh chúng tôi được cung cấp”.


Bà Zhu cuối cùng đã thừa nhận sử dụng giấy tờ giả và mượn thẻ ngân hàng để bỏ trốn bằng tàu cao tốc.


Các nhà chức trách tại thành phố Vũ Hán cho biết 186 người tại thành phố này bị tòa án bắt giữ trong 6 tháng đầu năm nay, vì họ không thể trả khoản nợ đã vay.








Vì không hài lòng sau cuộc phẫu thuật, trùm mafia Nhật đã sai đàn em tấn công một nữ y tá trong kíp mổ.




7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates







Ông chủ tập đoàn Amazon soán ngôi Bill Gates trong 4 tiếng đồng hồ.

Ngày 27.7.2017 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời kinh doanh của tỉ phú Jeff Bezos, ông chủ tập đoàn Amazon: Trở thành người giàu có nhất hành tinh, vượt mặt Bill Gates. Không phải ngẫu nhiên mà ông chủ của gã khổng lồ Amazon lại có được thành công vang dội tới vậy, dù khoảng thời gian soán ngôi chỉ kéo dài trong 4 tiếng do giá cổ phiếu thay đổi.

Trang Business Insider đã liệt kê 7 lần tập đoàn thương mại điện tử Amazon dẫn dắt bởi Jeff Bezos, đưa ra những quyết định không tưởng. 7 ý tưởng của Bezos đã chứng minh được thành công vượt bậc của mình bằng lợi nhuận khủng. Tầm nhìn của “nhà tiên tri” Bezos đã cho thấy vì sao ông xứng đáng “soán ngôi” Bill Gates trong ngày 27.7 vừa qua.


1.Mua dịch vụ tường thuật game giá gần 1 tỉ USD



Quyết định bỏ ra 970 triệu USD của Jeff Bezos mua công ty tường thuật game trực tuyến Twitch là rất bất ngờ. Trong khi Google và Yahoo đang cân nhắc mua công ty nổi đình nổi đám này, Bezos bất ngờ rót tiền và “nẫng tay trên” năm 2015.


Twitch mới thành lập được 3 năm nhưng phát triển với tốc độ chóng mặt và có hơn 50 triệu lượt truy cập hằng tháng. Bezos tin rằng việc tường thuật game là một ngành giải trí thu lời lớn và rất được cộng đồng game thủ yêu thích. Đây cũng là chìa khóa giúp ông mở cánh cửa với dịch vụ Amazon Video sau này.


2.Mở hiệu sách truyền thống



Suốt gần 20 năm chỉ bán hàng trực tuyến, tháng 11.2015, Amazon bất ngờ mở một cửa hàng sách “thật” ở khuôn viên đại học Washington (Mỹ). Giá bán tại đây tương tự giá niêm yết trên trang Amazon.


Mỗi quyển sách cũng dán một phần đánh giá của khách hàng để tăng tương tác với độc giả. Trong tương lai không xa, hàng loạt cửa hàng sách tương tự sẽ được mở trên toàn nước Mỹ.


3.Mua công ty bán giầy dép trực tuyến Zappos



Zappos là một công ty bán giầy dép với hơn 10 năm kinh nghiệm và nổi tiếng vì dịch vụ chuyển phát miễn phí, kể cả trong đêm. Chính sách tận tâm với khách hàng này đã giúp công ty ăn nên làm ra và phát triển nhanh chóng. Năm 2008, doanh thu của Zappos đạt 4,3 tỉ USD. Sau khi biết rằng khó có thể đánh bại Zappos, Amazon chi gần 1 tỉ USD mua lại công ty này.



Sau thương vụ mua bán, toàn bộ ban giám đốc và quản lý của Zappos vẫn được giữ nguyên. Mảng hoạt động kinh doanh của công ty được tách riêng khỏi công ty mẹ Amazon.


4.Ra mắt thiết bị đọc sách Kindle



Năm 2007, Amazon lần đầu tung ra thị trưởng sản phẩm máy đọc sách Kindle. Dù chỉ sở hữu màn hình đơn sắc nhưng Kindle chứng minh được tầm nhìn vượt trội của Bezos. Người dùng thích trải nghiệm đọc sách điện tử như thật và Kindle là phương tiện không thể tốt hơn.


Hiện nay, sau 10 năm bán Kindle, doanh số của máy đọc sách này vẫn giữ mức kỉ lục ở Amazon. Hàng chục triệu máy Kindle đã được bán ra toàn cầu, đi kèm đó là số lượng không đếm xuể sách điện tử được bán. Những hoài nghi ban đầu về loại máy đọc sách điện tử đơn sắc, sử dụng công nghệ e-ink (mực điện tử) đã bị dẹp tan.


5.Dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS)



Bezos đưa ra ý tưởng về dịch vụ này để sử dụng nội bộ từ năm 2002, khi công ty mới thành lập được khoảng 8 năm. Tới năm 2006, công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu. Amazon đáp ứng nhu cầu khởi tạo một “đám mây” của khách hàng 24/7 và cực kì thuận tiện. Nhờ AWS, mọi dữ liệu và ứng dụng của người dùng được chạy trên hệ thống máy chủ khổng lồ, bảo mật cao, giảm thiểu chi phí hạ tầng.


Khi mới công bố dịch vụ lưu trữ đám mây, Amazon bị hoài nghi rất nhiều. Họ cho rằng một sàn thương mại điện tử sẽ khó thành công với lĩnh vực “khó nhằn” như điện toán đám mây. Tuy nhiên, vài tỉ USD lợi nhuận mỗi năm đã chứng minh tất cả. Doanh thu của AWS đạt 7,9 tỉ USD năm 2016, tăng trưởng 78% so với năm trước. Con số này là cực kì ấn tượng, so sánh với Microsoft hay Oracle chỉ tăng trưởng 6%. Tỉ suất lợi nhuận của Amazon với điện toán đám mây là 25%, tương đương 1,9 tỉ USD.


Hiện nay, Amazon có khoảng 5-6 triệu máy chủ cấu hình cao, đặt trong 100 trung tâm dữ liệu tại 30 quốc gia.


6.Vận chuyển thực phẩm sạch



Tháng 8.2007, Amazon ra mắt dịch vụ Amazon Fresh, chuyên vận chuyển rau quả tươi sống tới tận tay người tiêu dùng trong ngày. Dù mới áp dụng ở một số thành phố ở Mỹ nhưng dịch vụ này được đánh giá rất tốt thời gian qua. Giữa năm 2016, Bezos đang lên kế hoạch mở rộng dịch vụ này và tăng thêm các sản phẩm do chính Amazon sản xuất.


7.Xây dựng dịch vụ chuyển phát nhanh của riêng mình



Sau nhiều năm sử dụng dịch vụ của các công ty lâu năm như FedEx hay UPS, Amazon quyết định chi tiền để thực hiện tham vọng tự vận chuyển hàng hóa của mình. Trong năm 2015, Bezos bỏ tiền mua rất nhiều xe tải hạng nặng và máy bay chuyên dụng. Ngành thương mại trị giá 400 tỉ USD đón chào thêm một thành viên mới cực kì nặng kí với nền tảng công nghệ vượt trội.


_____

Hết








Những ngày đầu tiên thành lập, Jeff Bezos luôn đặt một chiếc ghế trống trong bất kì phiên họp nào.





TQ lần đầu khoe tên lửa đạn đạo tầm bắn 10.000km
















Trung Quốc ngày 30.7 tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tham dự sự kiện này.


Tại lễ duyệt binh, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới DF-31AG của Trung Quốc lần đầu tiên được giới thiệu trước truyền thông và công chúng.


Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31AG được cho là có tầm bắn lên hơn 10.000 km.


Cùng với tên lửa DF-31AG, Trung Quốc cũng phô diễn 129 máy bay và 571 phương tiện quân sự tại lễ duyệt binh. Hơn 40% phương tiện trong số này xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên.








Lần đầu tiên Trung Quốc khoe với thế giới tàu ngầm hạt nhân của mình trong ngày kỉ niệm thành lập Hải quân Trung Quốc.



Putin ra lệnh trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ







Ông Putin hành động quyết liệt sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào Moscow.


Hơn 750 người thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phải rời Nga với nguyên nhân xuất phát từ chính sách ngoại giao của Washington. Tuyên bố trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 1.


“Mỹ đã đưa ra một quyết định gây ảnh hưởng tới quan hệ hai bên dù không hề bị khiêu khích. Đây là hành động phi lý với mục đích gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác, trong đó có đồng minh của Nga”, ông Putin nói hôm 30.7.


“Chúng tôi chờ đợi khá lâu với hy vọng một sự thay đổi sẽ xảy ra. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn biến nhanh như tôi nghĩ. Tôi quyết định nước Nga sẽ không thể đứng ngoài mãi chuyện này”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.


Đầu tuần trước, Quốc hội Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, Iran và Triều Tiên. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ cắt giảm số lượng quan chức ngoại giao Mỹ ở nước này xuống còn 455 người.


Số lượng người làm ngoại giao ở Mỹ tại Nga hiện nay bằng đúng lượng quan chức Nga đang làm việc tại Mỹ. Trước khi cắt giảm “biên chế”, Mỹ có 1.200 người làm việc tại Nga.


Tổng thống Putin nói ông hy vọng “các lĩnh vực hợp tác quan trọng Nga-Mỹ” sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách chống Nga của Mỹ. Trong số này có hợp tác chống khủng bố, kiểm soát vũ khí hạt nhân, quan hệ kinh tế và các dự án vũ trụ.


Hiện nay, Nga duy trì quan hệ thương mại và kinh tế chủ yếu với Trung Quốc, EU và các quốc gia khác.








Ông Putin lái xe tới tu viện chính thống giáo, xuống xe, mở cửa sau lấy thứ gì đó, và nhiều người nhìn thấy điều bất...




Quan chức Nga bất ngờ "chê" hạt nhân Triều Tiên







Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng mất nhiều năm Triều Tiên mới đạt được tiến bộ về tên lửa hạt nhân.


“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ mất nhiều năm nữa mới được chứng kiến Triều Tiên hạt nhân hóa kho tên lửa của mình”, ông Sergey trả lời trên kênh ABC. “Những gì Triều Tiên thử nghiệm còn khá nguyên sơ và mất tới vài tháng chuẩn bị, là các thiết bị với nhiều thành phần rời rạc cùng dây nhợ lằng nhằng, đơn giản là không thể lắp lên bất cứ tên lửa nào”.


Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố mối nguy hiểm hạt nhân từ Triều Tiên không nên bị thổi phồng quá mức. Ngoài ra, một giải pháp thực chất được Nga và Mỹ xây dựng sẽ giải quyết được căng thẳng hiện nay ở bán đảo Triều Tiên.


Thứ trưởng Sergey khẳng định Moscow và Washington đều muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cũng cần đóng vai trò trong hành động này và không nên tạo ra hình ảnh xấu về Bình Nhưỡng.



Ông Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa.


Chúng tôi đang bàn thảo một nghị quyết mới để ra tay mạnh mẽ hơn nữa với Triều Tiên. Dù vậy, cần lưu ý rằng nghị quyết này không nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên mà chỉ nhằm phong tỏa chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng”, Thứ trưởng Sergey nói.


“Nước Nga hy vọng hợp tác với Mỹ để tìm ra một giải pháp cho vấn đề nhạy cảm và nguy hiểm này. Chúng tôi rất lo lắng vì Triều Tiên ở gần biên giới Nga”, ông Sergey nhấn mạnh.








Hơn 60 năm chiến tranh lùi xa nhưng người Triều Tiên vẫn còn nguyên sự thù ghét nước Mỹ như ngày đầu.




Cựu tướng TQ: Quân đội sẵn sàng quét sạch quân Ấn Độ ở Doklam







Binh sĩ tại lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội.


Đây là tuyên bố của Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu, chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Quân sự (AMS) trên tờ Hindustan Times.


Bà Yao nhấn mạnh rằng “vấn đề chưa từng có” của tranh chấp hiện tại có thể thúc đẩy Bắc Kinh dùng đến biện pháp cứng rắn, bao gồm cả quân sự.


“Trung Quốc và Ấn Độ rất khó xảy ra chiến tranh, nhưng còn tùy vào cách định nghĩa chiến tranh. Nếu như là một cuộc xung đột quy mô nhỏ, đụng độ là hoàn toàn có thể xảy ra”, bà Yao nói, ám chỉ chiến dịch quân sự sẽ chấm dứt căng thẳng suốt hai tháng qua ở Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang).


“Về những gì xảy ra ở Donglang, tôi muốn nói rằng, các tướng lĩnh Trung Quốc đều coi binh sĩ Ấn Độ đã xâm phạm lãnh thổ”, bà Yao nói.


Bà Yao từng phục vụ 45 năm trong quân đội, nhấn mạnh rằng không chỉ Ấn Độ mà bất cứ quốc gia nào xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc đều phải đối mặt với cơn thịnh nộ từ Bắc Kinh.



Thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu trả lời phỏng vấn với tờ Hindustan Times.


Thiếu tướng Yao Yunzhu không nêu rõ hành động quân sự một cách giới hạn cụ thể là những gì. “Tôi không muốn đi vào chi tiết, là đợt tấn công chiến thuật hay oanh tạc bằng tên lửa… Trung Quốc chỉ đơn giản là phải chống lại hành động xâm lược”.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30.7 nói quân đội đang mạnh lên chưa từng thấy, đủ khả năng “đánh bại mọi kẻ thù xâm lược” và “đảm bảo hòa bình thế giới”.


Theo bà Yao, Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả quân đội đang “chịu nhiều sức ép” sau khi binh sĩ Ấn Độ được cho là đã vượt qua biên giới Trung-Ấn. “Cả quân đội và chính phủ đang đứng trước sức ép lớn, lùi bước không phải là lựa chọn vào lúc này”.


Bình luận về năng lực quân sự, bà Yao nói Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với Ấn Độ. “Chúng tôi mạnh hơn họ, không chỉ bởi số lượng máy bay, tàu chiến, khẩu pháo, xe tăng mà nền công nghiệp quốc phòng cũng vượt trội hơn”.








Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt trội là hai loại hàng đầu Trung Quốc...


Uy lực siêu tên lửa TQ có thể nhấn chìm mọi thành phố Mỹ







Tên lửa đạn đạo DF-31AG xuất hiện trong lễ diễu binh ngày 30.7 ở Nội Mông, .


Theo tờ bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc ngày 30.7 đã tổ chức lễ diễu binh quy mô lớn kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân (PLA).


Lễ diễu binh của Trung Quốc năm nay diễn ra tại căn cứ quân sự Zhurihe. Đây là trung tâm huấn luyện lớn nhất châu Á, đặt tại Nội Mông.


Đáng chú ý nhất trong lễ diễu binh là mẫu tên lửa đạn đạo Đông Phong, mã DF-31AG. Phiên bản nâng cấp của DF-31A vốn được Trung Quốc giới thiệu cách đây một thập kỷ.


DF-31AG có tầm bắn lên tới 11.000 km, đủ để vươn tới hầu hết các địa điểm lục địa Mỹ và các nước châu Âu. Khả năng hoạt động của tên lửa cải tiến đáng kể hơn nhờ thiết kế phương tiện vận chuyển mới.


Tên lửa đạn đạo DF-31AG được đặt trên phương tiện vận chuyển có 8 trục xe, có thể di chuyển trên mọi địa hình. So với trước đây, xe chở DF-31A chỉ hoạt động được trên đường có bề mặt cứng.


Tên lửa có khả năng mang theo 5 đầu đạn tấn công mục tiêu độc lập, đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ trên thế giới. Theo giới phân tích, đợt tấn công của DF-31AG hoàn toàn có nhấn chìm các thành phố lớn của Mỹ “trong biển lửa”.


Chuyên gia quân sự Hong Kong Leung nhận định, chữ “A” trong mã tên lửa để chỉ phiên bản gắn đầu đạn hạt nhân, còn “G” là phiên bản nâng cấp.


Tính năng thứ ba mới được Trung Quốc trang bị cho tên lửa DF-31AG là khả năng khai hỏa ngay lập tức ở bất cứ nơi nào, thay vì phải di chuyển đến bãi phóng và mất hàng giờ đồng hồ chuẩn bị.



Tên lửa có khả năng linh động cao thường là các mối đe dọa chiến lược lớn hơn so với những tên lửa được triển khai từ hầm dưới mặt đất vì nó có thể được di chuyển và mang đi giấu, tránh bị vệ tinh và các thiết bị khác phát hiện. Nhờ đó, tên lửa này khó bị tìm thấy hơn và có thể tránh trở thành mục tiêu tấn công trong xung đột.



Mô hình xe phóng và tên lửa DF-31AG mới nhất của Trung Quốc.


Chuyên gia quân sự Wong Dong cho rằng, tên lửa DF-31AG mới dường như chỉ có thể mang một đầu đạn. “Trung Quốc đã sở hữu DF-41 mang nhiều đầu đạn. Tên lửa này không nên chồng lấn với năng lực của DF-41”.


Ngoài DF-31AG, Trung Quốc cũng trình diễn khoảng 300 loại cũng đã lần đầu được trình diễn trong cuộc diễu binh lần này.


Trước lễ diễu binh, chiến đấu cơ J-16 chưa từng xuất hiện trước công chúng. Do tập đoàn sản xuất vũ khí Thẩm Dương phát triển, J-16 là phiên bản cải tiến của J-11B, mẫu máy bay Trung Quốc chế tạo từ nguyên mẫu Su-30MKK của Nga.


J-16 do hải quân Trung Quốc sử dụng, trang bị loại tên lửa chống hạm mới nhất, có thể khai hỏa từ ngoài tầm nhìn bằng mắt thường.


Để chống lại hệ thống radar đối phương, Trung Quốc giới thiệu mẫu máy bay không người lái ASN-301. Máy bay này đạt tốc độ tối đa 220km/giờ và bay liên tục trên không trong 4 giờ. ASN-301 có thể tấn công 8 hệ thống radar cách xa 228km.








Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng hai lần thu thập thành công tên lửa hiện đại của Mỹ và cho ra mắt phiên bản tương...


Tìm thấy kho báu 15.000 tỉ của phát xít Đức trong rừng







Kho báu của phát xít Đức trị giá hơn 15.000 tỉ đồng.


Tờ Daily Mail đưa tin, kho báu của Đức quốc xã trị giá 500 triệu bảng Anh (khoảng 15.000 tỉ đồng) đã được phát hiện ở một cánh rừng tại Đức. Tuy nhiên, người phát hiện ra kho báu này không được phép đào lên vì chủ khu rừng không đồng ý.


Hans Glueck, 76 tuổi, người tìm ra kho báu cực lớn cho biết chủ rừng muốn độc chiếm tài sản này. Daily Mail cho rằng kho báu chứa vàng, bạc, kim cương và các tác phẩm nghệ thuật đắt giá.


Một số tài liệu lịch sử cho rằng trong những ngày tháng cuối cùng của Đức quốc xã, thống chế Heinrich Himmler đã yêu cầu cấp dưới Ernst Kaltenbrunner cất giấu toàn bộ số tài sản có trong tay. Khu vực chôn kho báu ở dãy núi Alps và những kẻ đầu sỏ phát xít Đức mong muốn sau này quay lại để lấy số tài sản.


Sau khi chạy trốn về Áo, Kaltenbrunner bị lính Mỹ bắt giữ. Tại nhà của Kaltenbrunner, lính Mỹ phát hiện 76 kg vàng chôn trong vườn. Sau đó ít ngày, ông này bị tử hình với cáo buộc “tội phạm chiến tranh”. Cái chết của Kaltenbrunner cũng khiến dấu tích của kho vàng ngàn tỉ bị bỏ ngỏ.


Kho vàng được cho là đang chôn tại khu rừng Bayerische Wald (Đức) và chỉ có Hans Grueck là biết chính xác vị trí khai quật. Sau khi quân Đức giấu kho báu tại đây, Liên Xô đã giành chiến thắng quan trọng và bắt giữ toàn bộ lính phát xít trong vùng.



Hiện vẫn chưa rõ kho báu của phát xít Đức đang nằm ở đâu.


Hans Grueck cho biết để tìm được kho báu, cần có một tấm bản đồ. Nếu không có hướng dẫn, một người bình thường sẽ không thể nào tìm được kho vàng trị giá 15.000 tỉ.


Năm 1995, Glueck trả lời phỏng vấn trên kênh Bavaria TV. Ông đã tới rất nhiều nơi ở Hy Lạp. Bồ Đào Nha và Mỹ để tìm kiếm kho báu. Trong số này, nỗ lực tìm kiếm kho báu của phát xít Đức giúp ông nổi tiếng toàn cầu.


Sau cuộc phỏng vấn trên đài Bavaria TV, ông được một người đàn ông lạ mặt gọi điện thoại và nói sở hữu một tấm bản đồ “có thể làm anh thích thú”. Tấm bản đồ này được cho là thuộc sở hữu của một sĩ quan Đức quốc xã và được quân Liên Xô thu giữ. Sau đó, bản đồ được gửi tới Siberia và rơi vào tay người đàn ông đã gọi điện cho Glueck.


Daily Mail cho rằng nhờ tấm bản đồ này mà Gluceck đã định vị được địa điểm chôn cất kho báu của phát xít Đức. Hiện tại, bí ẩn về kho vàng của phát xít Đức vẫn chưa có lời giải đáp.








Một số sử gia cho rằng, Hitler ra lệnh cho con tàu chở kho báu phải tự đánh đắm để đảm bảo quân Anh không thu được...




Tướng Mỹ: Sẵn sàng chiến tranh chớp nhoáng với Triều Tiên







Tướng Terrence của Mỹ tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Triều Tiên.


Ngày 30.7, tướng Mỹ Terrence J. O'Shaughnessy tuyên bố Triều Tiên là “mối đe dọa khẩn cấp nhất hiện nay”. Sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo lần thứ hai cách đây ít ngày, Mỹ lo ngại rằng ổn định khu vực có thể bị phá vỡ.


“Nếu được yêu cầu, chúng tôi sẽ đáp trả bằng một cuộc chiến chớp nhoáng, chết chóc và tổng lực”, tướng Terrence tuyên bố. Ông là chỉ huy lực lượng Không quân Thái Bình Dương.


“Ưu tiên hàng đầu vẫn là giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, nước Mỹ có trách nhiệm với các đồng minh trong khu vực để đảm bảo xử lý tình huống xấu nhất”, tướng Terrence nói. Tuyên bố của ông Terrence đưa ra sau khi Mỹ điều hai máy bay ném bom siêu âm hạng nặng tới khu vực bán đảo Triều Tiên hôm 29.7 để thị uy.


Hai máy bay ném bom của Mỹ được chiến đấu cơ Hàn Quốc hộ tống và bay tầm thấp gần căn cứ không quân Seoul. Sau đó, hai máy bay này quay trở lại đảo Guam. Vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là lần thứ hai trong tháng 7 nước này có hành động được cho là khiêu khích nước Mỹ. Tên lửa bay tới độ cao được các chuyên gia quân sự nhận định là “đủ sức bắn tới thành phố Los Angeles và Chicago của Mỹ”.



Tên lửa Hwasong-14 Triều Tiên bắn cuối tuần trước.


Vấn đề lớn nhất hiện nay của Triều Tiên là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và đảm bảo nó chịu được sức nóng khi quay trở lại khí quyển. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm tới Estonia ngày 29.7 cũng tuyên bố nước này sẽ làm mọi cách để buộc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân.


“Hành động khiêu khích liên tiếp của Triều Tiên thời gian qua là không thể chấp nhận được”, ông Pence nói. “Tổng thống Mỹ đang dẫn dắt một liên minh các quốc gia nhằm gây áp lực hơn nữa lên Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ vĩnh viễn chương trình phát triển tên lửa đạn đạo”.








Giới phân tích đánh giá năm 2017 là thời điểm Triều Tiên đạt bước tiến vượt trội về năng lực tên lửa tầm xa và...






Vì sao TQ ồ ạt khoe một lúc 300 loại vũ khí mới?








Cuộc duyệt binh hoành tráng kỉ niệm 90 năm thành lập quân đội .


Cuộc duyệt binh kỉ niệm 90 năm thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 30.7 được tổ chức hoành tráng ở Nội Mông. Theo các chuyên gia quân sự, cuộc duyệt binh gửi một thông điệp rõ ràng tới thế giới rằng Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa và tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu.


Theo SCMP, có 300 loại được mang tới buổi duyệt binh lần này. Đáng chú ý là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31AG tầm bắn 11.000 km, đủ sức bắn phá mọi mục tiêu trên đất Mỹ.


Buổi duyệt binh diễn ra với sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình. Ông Tập mặc bộ quân phục và duyệt đội hình trên chiếc xe màu rằn ri. Đây được xem là hình ảnh biểu tượng, thể hiện ý chí sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc với bất kì cuộc chiến nào.



Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.



Trong bộ quân phục, ông Tập nói: “Chúng ta phải sẵn sàng chiến đấu khi có mệnh lệnh và chiến thắng trong mọi cuộc chiến”. Sau 5 năm trở thành người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh, ông Tập đã làm rất nhiều việc để củng cố sức mạnh quân đội. Trung Quốc đang mong muốn trở thành một cường quốc quân sự không chỉ trong khu vực mà trên trường quốc tế.


“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, quân đội Trung Quốc có đẩy đủ sự tự tin và năng lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của đất nước”, ông Tập nhấn mạnh.


Thiếu tướng Từ Quang Dụ, cựu phó giám đốc Học viện Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng duyệt binh là cơ hội để ông Tập kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội. “Bạn không thể gây chiến để thử sức mạnh quân đội. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn thấy sự sẵn sàng chiến đấu bằng cách xem phi công điều khiển máy bay và binh sĩ điều khiển xe tăng”.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31AG.


Antony Wong Dong, chủ tịch Tổ chức Quân sự Quốc tế tại Macau nói rằng cuộc duyệt binh ở Nội Mông thể hiện sức mạnh chiến đấu vượt trội của quân đội Trung Quốc. “Sau 5 năm diệt trừ tham nhũng và cải cách quân đội, ông Tập có thể phần nào tự tin trước những thay đổi lớn của quân đội”, chuyên gia Wong nói.


Trước khi ông Tập trở thành Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương thay thế ông Hồ Cẩm Đào năm 2012, quân đội Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tham nhũng và sự quản lý yếu kém. Năm 2010, khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hỏi về máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của nước này, ông Đào đã không thể trả lời do không nắm được thông tin.








Một nửa trang thiết bị Trung Quốc giới thiệu trong lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội là loại...




Hitler dùng đội quân nữ 10-18 tuổi, đẩy ra trận bắn người







Các bé gái người Đức vẫy chào Hitler vào những năm 1930


Thời Thế chiến 2 tại Đức, Bund Deutscher Madel (BDM), hay còn gọi là Liên đoàn Các cô gái Đức, được thành lập với tư cách là một tổ chức phong trào nữ thanh niên của Đức Quốc xã.


Các thành viên BDM chủ yếu được dạy cách luyện tập thể dục, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp và trông trẻ. Nhưng sự bùng nổ của chiến tranh đòi hỏi nhiều hơn từ các cô gái, tờ Daily Mail viết ngày 30.7.


Những bé gái từ 10 -18 tuổi đã bị biến thành chiến binh, được điều đi để “dìm kẻ thù của Adolf Hitler vào vũng máu".



Những cô gái từ 10 -18 tuổi đã bị biến thành chiến binh (Ảnh minh họa)



Hitler sớm ban hành nghị định viết rằng tất cả trẻ em phải được huấn luyện để chiến đấu đến chết nhằm bảo vệ thành phố.


Cựu thành viên BDM, Barbie Densk cho biết: "Ngay trước cuộc tấn công của Mỹ, lãnh đạo nhóm nói với chúng tôi: “Những cô gái Đức, bạn giống như những con sói xám của đất nước.


"Như sói ở vùng hoang dã, phụ nữ cũng có thể là kẻ săn mồi tự nhiên, người cung cấp và bảo vệ.


"Như loài sói, bạn sẽ lang thang trong bóng tối và không để cho kẻ thù an toàn. Kẻ thù của chúng ta phải chết đuối trong chính vũng máu của chúng và cả của chúng ta nếu cần."



Hitler bắt tay một bé gái người Đức trong một cuộc diễu hành của quân Đức Quốc xã năm 1936


Kể về một cuộc tấn công, Barbie nói: “Cuộc tấn công thật bất ngờ và ầm ĩ. Có hàng loạt vụ nổ, tiếp theo là tiếng súng trường và súng máy rồi tiếng la hét. Tôi thổi còi để cảnh báo mọi người.


“Qua ống nhòm, tôi có thể nhìn thấy binh sĩ địch. Tôi mở khóa an toàn trên khẩu súng trường của mình, những cô gái khác cũng làm vậy, và chúng tôi bắt đầu bắn vào người Mỹ”, Barbie, lúc đó mới 15 tuổi, kể lại.


BDM, được thành lập vào những năm 1920, sử dụng trại hè, truyện truyền thuyết để tuyên truyền cho các cô gái trẻ, dạy họ về vai trò của phụ nữ trong xã hội Đức như một người vợ, người mẹ và người nội trợ.



Các cô gái tuổi teen được dạy cách sử dụng nhiều loại vũ khí, bao gồm vũ khí chống tăng (Ảnh minh họa)


Các thành viên được huấn luyện công việc nội trợ vào các buổi tối trong tuần, nhưng vào tối thứ 7, họ sẽ phải tập luyện thể chất ngoài trời một cách khắc nghiệt. Mục đích của các hoạt động này là để có sức khoẻ tốt, giúp họ phục vụ nhân dân và nước Đức.


Một số cô gái BDM được tuyển dụng vào các nhóm Werwolf, lực lượng tấn công du kích vào các khu vực Đồng minh chiếm đóng.


Tại đơn vị đánh du kích toàn nữ Werwofl, các cô gái tuổi teen được dạy cách đặt bẫy, bắn tỉa, phá hoại đường sá, đường sắt và dây điện thoại, thậm chí vận hành vũ khí chống tăng.








Kết cục chiến tranh nhiều khi chỉ quyết định trong vài giờ đồng hồ, nhưng trùm phát xít Hitler mắc sai lầm và chần chừ...



Các nước Ả Rập quyết cho Qatar "thấm đòn"






Tờ Al-Hayat, vốn rất phổ biến trong thế giới Ả Rập, dẫn lời các nguồn tin vùng Vịnh cho biết các ngoại trưởng của 4 nước nói trên dự kiến sẽ áp đặt những lệnh trừng phạt khiến kinh tế Qatar thấm dần ảnh hưởng nhưng không tiết lộ chi tiết những biện pháp trừng phạt này.


Bốn nước Ả Rập đã cắt đứt quan hệ với Qatar từ ngày 5-6, tố cáo nước này ủng hộ các nhóm khủng bố và hợp tác với Iran - kẻ thù không đội trời chung của các nước vùng Vịnh. Hồi tuần trước, các nước này đã bổ sung 18 tổ chức và cá nhân vào danh sách khủng bố được cho là có liên quan tới Qatar bất chấp sự bác bỏ của Doha.



Qatar phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi khủng hoảng vùng Vịnh nổ ra. Ảnh: AP


Đến nay, những nỗ lực ngoại giao do Kuwait dẫn đầu, trong đó có sự tham gia của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, đều thất bại trong việc chấm dứt mâu thuẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến đến tình hình du lịch và liên lạc giữa Qatar và 4 nước Ả Rập. Cả 4 nước đều cắt đứt liên lạc đường hàng không, đường biển với Doha trong khi Ả Rập Saudi thậm chí còn đóng cửa biên giới với Qatar, yêu cầu quốc gia này phải chứng tỏ sự thay đổi về chính sách.


Trước tình hình bị cô lập của đồng minh, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã nhanh chân thế chỗ Ả Rập Saudi và UAE bằng cách cung cấp cho Qatar các sản phẩm tươi sống, gia cầm và các sản phẩm từ sữa trong khi Oman cho Doha dùng chung cảng biển thế chỗ UAE.








Tròn một tháng kể từ khi các quốc gia láng giềng Ả Rập cắt hoàn toàn liên hệ đường không, đường bộ, đường biển...



Mỹ: Máy bay lao xuống đường cao tốc, bốc cháy dữ dội
















Tai nạn xảy ra gần sân bay John Wayne ở bang California, Mỹ. Chiếc máy bay loại nhỏ Cessna vừa cất cánh khỏi sân bay thì gặp sự cố mất nguồn điện. Phi công đã cố gắng quay lại đường băng, nhưng không thành công.


Chiếc máy bay đã lao thẳng xuống đường cao tốc số 405 gần đại lộ MacArthur và bốc cháy thành một quả cầu lửa.


Phi công Francis Pisano, 62 tuổi, và người vợ Jana Pisano vẫn may mắn sống sót và chỉ bị thương nhẹ.


Theo tờ Los Angeles Times, ít nhất 4 phương tiện bị hư hại trong vụ va chạm nhưng không ai bị thương nặng. Đoạn video do camera giám sát ghi lại cho thấy lửa bốc cháy dữ dội tại hiện trường vụ tai nạn.








Ít nhất 9 người thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay loại nhỏ đã đâm vào ngôi nhà hai tầng và bốc cháy tại thành phố...



Chuyên gia: Trung Quốc rước họa nếu gây chiến với Ấn Độ







Binh sĩ và Ấn Độ tập trận chung khi hai nước còn chưa căng thẳng.


Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã trừng mắt nhìn nhau trong căng thẳng biên giới kéo dài suốt 40 ngày qua. Hai nước đổ lỗi cho nhau và không ngừng huy động quân đội áp sát biên giới.


Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong cảnh báo, chính sách cứng rắn của Bắc Kinh càng làm chia rẽ quan hệ hai nước và khiến New Delhi trở thành kẻ thù.


“Trung Quốc đang dùng đòn chiến tranh tâm lý. Nhưng ngay cả khi đánh bại Ấn Độ trên đất liền, Bắc Kinh cũng không thể vô hiệu hóa được New Delhi trên biển”, chuyên gia Wong nói, nhấn mạnh Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải huyết mạch của Trung Quốc.


Hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca.


“Không giống như một số nước khác, Ấn Độ không bao giờ bị chi phối bởi chiến lược ‘cây gậy và củ cà rốt” của Trung Quốc”, ông Wong nói.


Trong khi đó, Ấn Độ nằm ở trung tâm trong tuyến đường năng lượng quan trọng của Trung Quốc. “Nếu Ấn Độ phong tỏa hoạt động giao thương của Trung Quốc qua Ấn Độ Dương, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với thảm họa”.


Sun Shihai, cố vấn Hiệp hội Nghiên cứu Nam Á ở Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường.



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.


“Bắc Kinh muốn mời New Delhi vào dự án đầy tham vọng vì hai nước đều hưởng lợi từ chính sách này. Trung Quốc cũng cần Ấn Độ để kết nối với các nước phương Tây”, ông Sun nói. “Nhưng những gì xảy ra ở biên giới đã khiến Ấn Độ ngờ vực Trung Quốc và thậm chí còn có thể khiến sáng kiến tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phá sản”.


Trung Quốc vẫn còn một lựa chọn khác là thúc đẩy thương mại thông qua Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan trị giá 50 tỷ USD. Tuy nhiên, tuyến đường này đi qua hai khu vực Kashmir và Gilgit-Baltistan, vốn đang nằm trong tranh chấp Ấn Độ-Paksistan.


Theo giới phân tích, thất bại trong hai chiến lược thúc đẩy kinh tế này sẽ khiến Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội vượt Mỹ sau khi ông Trump rút Washington khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Ngoài ra, trước mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng xích lại gần Mỹ và Nhật Bản. Ba nước đã tổ chức tập trận hải quân 10 ngày ở Vịnh Bengal. Ấn Độ cũng chi 365 triệu USD mua máy bay vận tải Mỹ và 2 tỷ USD xây dựng mạng lưới máy bay trinh sát không người lái.


Theo ông Wong, 3 động thái này đều là thông điệp “cảnh báo” Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh quá trình đóng mới các tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm tấn công hiện đại, vốn là điều Trung Quốc lo ngại nhất.








Mâu thuẫn biên giới lên tới đỉnh điểm khi 80.000 quân Trung Quốc tràn vào Ấn Độ, mở đầu chiến tranh biên giới Trung-Ấn...


Nước cờ cuối cùng Trump dùng "đấu” hạt nhân Triều Tiên?







Chính quyền Tổng thống được cho là đang nghiêng về giải pháp quân sự vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân Triều Tiên.


Theo CNBC, Triều Tiên đã hai lần thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tầm bắn đến Mỹ trong tháng này.


Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc vì không kiềm chế Triều Tiên. Mỹ cũng phóng tên lửa đánh chặn để thị uy Triều Tiên và đưa máy bay ném bom B-1B áp sát nước này.


Những bình luận gần đây của quan chức Mỹ cho thấy sự thất vọng trong chiến lược ngoại giao, hướng đến giải pháp quân sự cứng rắn.


Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói: “Thời gian đàm phán đã hết”, ám chỉ hội đồng bảo an không cần phải họp khẩn cấp nữa.


Tướng quân đội Mỹ Terrence J. O'Shaughnessy tuyên bố: “Nếu cần thiết, không quân Mỹ sẽ giáng đòn nhanh chóng, mạnh mẽ và phủ đầu”.


“Tôi không chắc về cách giải quyết của Mỹ ở thời điểm này”, chuyên gia Bruce Bennett nói trên CNBC. “Nếu không đàm phán, chính quyền có lẽ đang hướng tới giải pháp quân sự. Đó là các đợt nã tên lửa, ném bom quy mô lớn và chắc chắn điều này sẽ làm căng thẳng leo thang”.


Tuy vậy, cũng có những chuyên gia ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn. “Tôi không tin rằng có giải pháp ngoại giao nào khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân”, Phillip Lipscy, trợ lý giáo sư chính trị tại Đại học Standford nói.


David Roche, chuyên gia đến từ công ty Independent Strategey cho rằng, phương Tây có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên trong vòng 6 tháng tới.



Người Hàn Quốc xem bản tin dẫn hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ăn mừng vụ phóng tên lửa thành công.


“Nước Mỹ có hai lựa chọn: hoặc là đánh vào cơ quan đầu não của Triều Tiên và phải giải quyết một cuộc sụp đổ lớn gấp 5 lần cuộc sụp đổ của Đông Đức trong quá khứ; hoặc là loại bỏ đến mức tối đa cơ sở phóng tên lửa và cơ sở hạt nhân”, ông Roche nói.


Tuy nhiên, những biện pháp mạnh như vậy có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Chuyên gia Bennett cảnh báo rằng bất kỳ một dạng tấn công nào nhằm vào Triều Tiên cũng đều dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn.


“Lựa chọn quân sự rất rủi ro và tốn kém”, ông Lipscy nói. “Nếu họ thực sự chọn quân sự, thì con số hàng triệu người thương vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra”.


Chuyên gia này nói thêm, bất kỳ điều gì mà Mỹ làm trong tình hình hiện này cũng đều có thể khiến xung đột gia tăng. “Tôi không cho rằng Mỹ còn lựa chọn khả dĩ nào. Chẳng có cách nào tốt để Mỹ có thể phòng vệ trước những tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đang có”.


Thay vì dùng vũ lực, ông Bennett gợi ý Washington cần khai thác tâm lý lo lắng về việc giữ ổn định của Triều Tiên, từ đó thuyết phục Bình Nhưỡng chấp nhận thỏa hiệp.








Lời khẳng định của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho thấy, việc Mỹ quyết định phát động tấn công hạt nhân vào...


Cá sấu quỷ quyệt, rình thời cơ “vàng” ăn thịt cá mập
















Video cá sấu khôn ranh, rình thời cơ “vàng” để đớp cá mập


Christian Kennedy và Jadranko Silic đang đi thuyền ngoài khơi Kimberly, Tây Úc trong một chuyến thám hiểm kéo dài một tuần vào đầu tháng 6 thì quyết định ném thịt cá họ câu được xuống biển.


Kennedy nói với PerthNow: "Mọi người đang làm thịt cá vừa câu được và ném vài miếng thịt thừa xuống biển thì một con cá sấu xuất hiện từ khu rừng ngập nước gần đó.


“Xung quanh thuyền có vài cá mập nhỏ bắt đầu lại gần để ăn thịt cá được ném xuống".



Cá sấu rình rập đàn cá mập ở ngoài khơi nước Úc


Video cho thấy một con cá sấu đang rình rập giữa đàn cá mập ở phía sau thuyền.


"Con cá sấu nước mặn khổng lồ đến gần đàn cá mập đang ăn. Nhưng nó không quan tâm đến thịt thừa, nó chỉ kiên nhẫn chờ đợi trong nước.


“Rồi đột nhiên, khi một con cá mập nhảy lên mặt nước để ăn thịt thừa, cá sấu bỗng đớp cá mập và kéo con mồi về phía rừng ngập nước”, Kennedy kể.


Anh nói rằng những người chứng kiến đều rất ngạc nhiên trước cuộc tấn công nhanh như chớp.


"Tôi đã nhìn thấy cá mập và cá sấu trong tự nhiên, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cá sấu bắt cá mập", Kennedy nói. "Mọi người đều rất ngạc nhiên, đó không phải là điều bạn nhìn thấy mỗi ngày”.








Hàm răng nhọn hoắt của cá sấu dường như “bất lực” trước sự kiên cường của con rùa.




6 loại vũ khí uy lực nhất TQ khoe trong lễ duyệt binh








Trong số các loại được trình diện ở lễ duyệt binh hoành tráng kỉ niệm 90 năm thành lập Quân giải phóng Nhân dân , hơn một nửa là chưa từng xuất hiện trước công chúng. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong chọn ra 6 loại vũ khí uy lực nhất:


Tên lửa DF-31AG



Tên lửa phóng từ mặt đất DF-31 là tên lửa đạn đạo liên lục địa, thiết kế để gắn được vũ khí hạt nhân. Loại tên lửa có tầm bắn 11.000 km này được phô diễn ở lễ duyệt binh, đủ sức bắn tới mọi vị trí ở Mỹ và châu Âu.



Khả năng tấn công của tên lửa DF-31 được đánh giá cao vì nó phóng từ xe di động và có thể gắn tới 5 đầu đạn hạt nhân. Điều này giúp tên lửa DF-31 dễ dàng khoan thủng hệ thống phòng không đối phương.


Máy bay chiến đấu Thành Đô J-20



Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Trung Quốc gia nhập biên chế không quân từ tháng 3 và trong lễ duyệt binh có 3 chiếc xuất hiện. Cỗ máy chiến tranh này sử dụng hai động cơ, tầm bay xa, chở nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn F-22 hay F-35 của Mỹ. Đây là sản phẩm của Tập đoàn Vũ trụ Thành Đô dù động cơ WS-15 bị đánh giá thấp hơn so với loại tương tự của phương Tây.


Máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-16



Trước lần duyệt binh này, chiến đấu cơ J-16 chưa từng được xuất hiện trước công chúng. Sản phẩm do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương thiết kế, dựa trên phiên bản J-11B và cải tiến mẫu máy bay Sukhoi-30MKK của Nga.


J-16 được thiết kế vì mục đích tấn công trên biển và có thể thả những quả tên lửa diệt hạm từ cự li rất xa.


Máy bay chở hàng Tây An Y-20



Máy bay vận tải đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc do nước này tự thiết kế được giới thiệu lần đầu năm 2016. Với khả năng chở 66 tấn, máy bay Y-20 có thể chở được mẫu tăng ZTZ-99A nặng nhất của Trung Quốc. Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An sử dụng công nghệ in 3D để tăng tốc trong quá trình thiết kế máy bay và giảm chi phí.


Hệ thống phòng thủ HQ-22 và HQ-9B



HQ-22 lần đầu xuất hiện năm 2016 và là sự thay thế với giá cả hợp lý hơn cho hệ thống phòng không HQ-2. HQ-9B là hệ thống phòng không nâng cấp, được cho là cùng tính năng với “Rồng lửa” S-300 của Nga. Nó có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.


Máy bay không người lái ASN-301



Phiên bản máy bay không người lái này dựa trên mẫu của Israel và có thể dùng để truy lùng và diệt radar đối phương. ASN-301 có tốc độ bay 220 km/giờ và có thể ở trên không trong 4 giờ liên tục. Nó có thể theo dõi 8 hệ thống radar cùng lúc từ khoảng cách 228 km.








Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khoác lên mình bộ quân phục và đứng trên chiếc xe sơn rằn...




Nô lệ tình dục IS “thân tàn ma dại” sau khi trốn thoát







Ảnh minh họa.


Theo New York Times, nhiều thiếu nữ người Yazidi vẫn chưa hết bàng hoàng khi được giải thoát khỏi tay khủng bố IS.


Các phóng viên ghi lại cảnh một thiếu nữ 16 tuổi nằm nghiêng người trên chiếc đệm trải giữa nhà và nhấp từng ngụm nước một cách khó khăn. Giọng nói của cô rất yếu ớt đến mức người chú phải ghé sát tai vào mới nghe rõ được.


Thiếu nữ tên Souhayla trở về với người thân sau ba năm bị IS giam giữ và bị hãm hiếp. Kẻ bắt cóc cô được cho là đã bị tiêu diệt trong một trận không kích tại thành cổ ở Mosul, Iraq.


Người chú của Souhayla đã mời các phóng viên đến gần để ghi lại chân thực những gì mà khủng bố IS gây ra cho các nô lệ tình dục. "Đây là những gì chúng đối xử với chúng tôi", ông Khalid Taalo nói.


Kể từ khi chiến dịch chiếm lại Mosul bắt đầu từ năm ngoái, gần 180 phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm người thiểu số Yazidi đã được giải thoát, theo Cục Giải cứu những người bị bắt cóc Iraq.



Souhayla vẫn phải trải qua chấn thương nặng nề về tâm lý.


Những phụ nữ được giải cứu trong hai năm đầu tiên sau khi IS giày xéo mảnh đất quê hương, trở về với những vết thương nặng nề và cả suy nghĩ về việc tự sát. Đối với Souhayla, thiếu nữ Yazidi còn “thân tàn ma dại” hơn và có dấu hiệu tổn thương tâm lý nặng nề.


"Rất mệt mỏi", "không có ý thức", "rối loạn tâm lý" là những từ ngữ mà bác sĩ Nagham Nawzat Hasan mô tả về hơn 1.000 nạn nhân mà ông từng điều trị.



Souhayla được giải thoát vào ngày 9.7, hai ngày sau đợt không kích làm đổ bức tường nơi thiếu nữ này bị giam giữ cùng những người khác. Kẻ giam giữ Souhayla bị tường đè chết còn cô bò ra ngoài và lết đến trạm kiểm soát của quân đội Iraq.


Khi nhìn thấy gia đình lái xe tới đón, cô đã chạy đến ôm chầm lấy người thân của mình. "Chúng tôi ôm lấy nhau, vừa khóc vừa cười mãi không dứt", chú ruột của Souhayla nói. Vài tiếng sau, thiếu nữ này đột nhiên ngừng nói vì rơi vào tình trạng vô thức


Các bác sĩ đã phải kê kháng sinh đường tiết niệu cho Souhayla. Thiếu nữ này cũng có dấu hiệu suy dinh dưỡng.


"Cháu rất vui khi được ở nhà nhưng cháu không được khỏe", Souhayla thì thầm vào tai người chú khi được các phóng viên hỏi chuyện.



Bữa cơm của Souhayla với gia đình kể từ khi thoát khỏi tay .


Chú của Souhayla, ông Khalid Taalo thường dành cả ngày để chăm sóc cho cháu gái. Để đứng dậy, cô bé phải vịn vào một cột sắt chống đỡ túp lều của gia đình còn người chú đỡ đằng sau. Mỗi lần như vậy, Souhayla lại ngã xuống đất trong bất lực vì đôi chân vẫn còn yếu.


Hai chị em khác người Yazidi, lần lượt 20 và 26 tuổi được giải thoát kể về những tay súng IS mà họ mô tả là “chồng”. Trên tay hai cô này là những đứa trẻ được sinh trong lúc các cô gái bị bắt làm nô lệ.


Một đoạn video được ghi lại trên điện thoại của kẻ buôn người cho thấy cảnh tượng khi hai chị em lần đầu tiên nhìn thấy gia đình mình. Người thân đã chạy tới ôm chầm lấy những cô gái tiều tụy và bật khóc.


Một ngày sau đó, khi các phóng viên tới thăm, các cô gái không thể đứng dậy được và nằm im trên tấm đệm bên trong túp lều được che chắn bằng những bức tường nhựa. Người thân của hai cô gái này cho biết kể từ khi trở về cách đây hơn một tuần họ rất ít khi tỉnh dậy, có lẽ vì quá mệt mỏi.








Những người phụ nữ này quan tâm đến việc chồng mua mỹ phẩm cho nô lệ tình dục hơn các vụ chặt đầu man rợ mà chồng...


Tàu ngầm Triều Tiên hoạt động bất thường sau thử tên lửa







Tàu ngầm hạt nhân hiện nay chủ yếu là chạy bằng điện và diesel.


Quân đội Mỹ thời gian gần đây phát hiện “các dấu hiệu bất thường và chưa từng có tiền lệ” với tàu ngầm Triều Tiên, ít ngày sau vụ thử tên lửa đạn đạo lần hai trong tháng 7. Thông tin được CNN đăng tải hôm 31.7. Quan chức Mỹ giấu tên cho biết Triều Tiên thậm chí còn thử nghiệm “phóng thiết bị từ tàu ngầm”.


Vụ phóng thiết bị diễn ra cách đây ít hôm nhằm thử nghiệm “hệ thống phóng lạnh”, sử dụng áp lực hơi nước để phóng tên lửa vào không trung trước khi kích hoạt động cơ. Điều này giúp giảm hỏng hóc với tàu ngầm hoặc các sà lan khi phóng tên lửa.


Theo CNN, vụ phóng thử diễn ra tại xưởng đóng tàu hải quân Sinpo và đây là lần thứ 3 trong tháng này Triều Tiên thử nghiệm “hệ thống phóng lạnh”. Cuộc thử nghiệm là rất quan trọng để Bình Nhưỡng đánh giá năng lực tên lửa phóng từ tàu ngầm.


Thông tin trên xuất hiện giữa lo ngại Bình Nhưỡng đã chế tạo thành công tên lửa đủ sức bắn tới Mỹ. Các chuyên gia cho rằng vụ thử hôm 28.7 là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa và nó có thể bắn tới các thành phố lớn của Mỹ như Los Angeles, Denver hay Chicago.


Cũng trong ngày 31.7, Tổng thống Trump khẳng định chính quyền của ông sẽ kiểm soát vấn đề Triều Tiên. Dù vậy, người đứng đầu Nhà Trắng không cung cấp thêm bất kì chi tiết nào. “Chúng tôi sẽ xử lý Triều Tiên. Chúng tôi có thể giải quyết được họ. Tình hình sẽ được giải quyết. Chúng tôi sẽ giải quyết mọi thứ”, Trump nói.



Vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hồi đầu tháng.


Hạm đội tàu ngầm Triều Tiên được cho là có khoảng 70 chiếc, phần lớn đã lỗi thời và không thể phóng được tên lửa. Tên lửa phóng từ mặt đất và tàu ngầm được xem là 2 trong 3 trụ cột của “Tam giác chiến lược”. Yếu tố còn lại là máy bay ném bom hạt nhân.


Đánh giá của tình báo Mỹ cho rằng chương trình tên lửa tàu ngầm của Triều Tiên mới ở mức độ rất sơ khai và không đáng lo ngại.








“Nếu được yêu cầu, chúng tôi sẽ đáp trả bằng một cuộc chiến chớp nhoáng, chết chóc và tổng lực”, tướng Terrence...



5 tàu ngầm có sức mạnh tối thượng trên thế giới hiện nay







Tàu ngầm lớp Akula của Nga có lượng giãn nước tương đương tàu sân bay cỡ trung.


Nhà máy đóng tàu ở Severodvinsk mới đây đã làm lễ đóng tàu ngầm Ulyanovsk, chiếc thứ 7 thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Yasen. Tàu dự kiến sẽ hoàn thành năm 2023 và chuyển giao cho hải quân Nga năm 2024.


Nhân dịp này, nhà quan sát quân sự Nga Andrei Kotz đã đánh giá 5 mẫu tàu ngầm mạnh nhất hiện nay theo nhiều tiêu chí khác nhau.


Tàu ngầm lớn nhất



Dmitry Donskoy hiện là tàu tàu ngầm lớn nhất thế giới thuộc hải quân Nga.


Tàu ngầm lớp Akula của Nga (NATO định danh Typhoon), thuộc Đề án 941 là mẫu tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớn nhất từng được chế tạo.


Mẫu tàu ngầm này được đóng trong giai đoạn năm 1976-1986, tương đương kích thước của một tòa nhà 9 tầng và ngang với một tàu sân bay. Tàu ngầm lớp Akula dài 175 mét, rộng 23 mét, lượng giãn nước 50.000 tấn.


Hoạt động liên tục trong 120 ngày, Akula là xương sống của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.


Liên Xô đã chế tạo và triển khai tổng cộng 6 tàu ngầm loại này. Mỗi “quái vật” Akula có khả năng mang theo tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39, sức công phá 200kt, đủ sức san phẳng cả một quốc gia. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga dần loại bỏ các tàu ngầm này và chỉ còn lại tàu Dmitry Donskoy thuộc lớp Akula.


Con tàu ngày nay là một phòng thí nghiệm di động và chuyên dùng để phóng thử tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava.


Ngày 30.7, Dmitry Donskoy nằm trong số hơn 100 tàu chiến và tàu ngầm Nga tham gia lễ kỷ niệm ngày hải quân ở St. Petersburg.



Tàu ngầm vũ trang mạnh nhất



Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.


Theo tác giả Andrei Kotz, tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Ohio của Mỹ là phiên bản trang bị vũ khí đa dạng và mạnh mẽ nhất. Mỹ hiện đang vận hành 18 tàu ngầm Ohio. Mỗi chiếc mang theo 24 tên lửa đạn đạo Trident I hoặc 14 tên lửa Trident II.


Sức công phá lên tới 475kt, bao gồm 8 đầu đạn cho mỗi tên lửa Trident II đã khẳng định sức mạnh tối thượng của tàu ngầm lớp Ohio.


“Tàu ngầm lớp Ohio là vũ khí chiến lược quan trọng của hải quân Mỹ. Hơn một nửa năng lực tấn công hạt nhân của Washington nằm bên trong các ống phóng của Ohio”, tá giả Kotz viết.


Một điểm mạnh khác của tàu ngầm Ohio là động cơ hạt nhân cho phép tàu đạt tốc độ di chuyển dưới nước tới 25 hải lý/giờ và lặn sâu tối đa 550m.


Tàu ngầm hoạt động êm nhất



Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga.


Trong những năm 1980, hải quân Liên Xô nhận mẫu tàu ngầm diesel-điện huyền thoại thuộc Đề án 877 Paltus. Trải qua nhiều năm, hàng chục tàu ngầm này được chế tạo và chuyển giao cho các quốc gia khác như Ba Lan, Romania, Ấn Độ, Algeria, Iran và .


Trong giai đoạn 1990-2000, Nga đã nâng cấp tàu ngầm này thành phiên bản nổi tiếng mang tên Kilo, thuộc Đề án 636. 3 quốc gia đầu tiên mua tàu ngầm Kilo của Nga bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Algeria.


Hải quân Nga cũng đặt mua 6 chiếc và sẽ tiếp nhận thêm 2 chiếc nữa trong thời gian tới. Theo tác giả Kotz, một trong những điểm mạnh của tàu ngầm Kilo là “khả năng hoạt động hoàn toàn tĩnh lặng ở tốc độ thấp”.


NATO thừa nhận sức mạnh của tàu ngầm Kilo và gọi các tàu này là “hố đen đại dương”.


Theo các chuyên gia, hiện nay, mới chỉ có tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant của Pháp mới có thể đọ được với tàu ngầm Kilo về khả năng chạy êm.


Mỗi tàu ngầm loại này được trang bị 18 ngư lôi 533mm, 8 tên lửa. Tàu có thể khai hỏa liên tục sau mỗi 15 giây. Một đội tàu Kilo cũng đủ để tấn công đội tàu sân bay đối phương, phóng hết vũ khí và rút trở về căn cứ một cách nhanh nhất.


Chỉ cần một trong số 18 ngư lôi đánh trúng tàu sân bay đối phương cũng là đủ để vô hiệu hóa, thậm chí đánh chìm siêu chiến hạm có kích thước lớn gấp hàng chục lần.


Tàu ngầm nhỏ gọn nhất



6 tàu ngầm siêu nhỏ của Pháp đặt vừa kích thước của một sân .


Danh hiệu tàu ngầm gọn nhẹ nhất thuộc về lớp tàu Rubis của Pháp. Tàu dài 73,6 mét, rộng 8 mét, lượng giãn nước 2.600 tấn. Tàu ngầm lớp Rubis nhỏ hơn tàu ngầm Akula lớn nhất của Nga tới 20 lần và 6 tàu loại này có thể đặt vừa vặn trong một sân bóng đá.


Nếu nhìn qua, tàu ngầm Pháp tưởng chừng như vô hại, nhưng ấn tượng đó là hoàn toàn sai lầm. “Mỗi tàu ngầm lớp Rubis trang bị 14 ngư lôi 550mm để tấn công tàu nổi. Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ giúp tàu hoạt động liên tục trong 45-60 ngày. Số lượng thủy thủ đoàn tối đa là 57 người.


Tàu ngầm bí ẩn nhất



Tàu ngầm Status-6 bí ẩn chưa từng lộ diện của Nga.


Một bức ảnh về dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân không người lái Status-6 của Nga được giới truyền thông ghi hình tình cờ vào tháng 11.2015, trong một cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức Bộ Quốc phòng.


Kể từ đó, con tàu đã kéo theo làn sóng đồn đoán, tranh luận sôi nổi trên truyền thông phương Tây, đặc biệt là giới chuyên gia quân sự.


Theo các nguồn tin, con tàu sẽ được phát triển theo hướng tàu tàng hình, tốc độ di chuyển nhanh và khả năng tự động hóa ở mức cao. Nhiệm vụ chính của con tàu này là bắn đầu đạn hạt nhân vào các khu vực ven biển của đối phương.


“Nói cách khác, tàu ngầm này chính là ngư lôi khổng lồ, đủ sức phá hủy hải cảng đối phương, tạo ra sóng thần”, tác giả Kotz viết.


Tháng 3.2016, công ty đóng tàu Nga xác nhận về dự án chế tạo một tàu ngầm không người lái đủ lớn để mang theo ngư lôi. Giới chuyên gia đồn đoán rằng, đây chính là Status-6 với cả khả năng mang theo nhiều tàu ngầm mini khác.








Tàu ngầm lớn nhất trên thế giới do Liên Xô chế tạo được trang bị vũ khí hạt nhân mạnh gấp 6 lần quả bom nguyên tử...