Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Tổng thống Donald Trump làm gì để đổi lấy bằng chứng về “dấu vết Nga”?

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Thông tin trên do hãng CNBC, dựa trên các thông tin của tờ The Wall Street Journal, đưa ra. Theo đó, Nghị sỹ Mỹ Dana Rohrabaker đã đề nghj Tổng thống Mỹ Donald Trump đảm bảo cho Julian Assange “sự miễn trừ pháp lý” trước chính quyền Mỹ. Đổi lại, nhà sáng lập Wikileaks sẽ cung cấp cho Nhà Trắng các bằng chứng cho thấy Nga không liên quan đến các vụ tấn công haker vào trang chủ của đảng Dân chủ Mỹ trong quá trình diễn ra các cuộc vận động cho tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.


Ý tưởng này đã được nghị sỹ Dana Rohrabaker đưa ra trong buổi trao đổi qua điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly vào ngày 13/9 vừa qua. Nghị sỹ Mỹ gọi thỏa thuận này giữa Julian Assange với Nhà Trắng là “sự ân xá hoặc cái gì đó tương tự”. Đổi lại, Chính phủ Mỹ có thể sẽ nhận được các đĩa và các vật mang tên khác có chứa các thông tin chứng minh sự “vô can” của Nga đến việc bẻ khóa các hòm thư điện tử của đảng Dân chủ. Bản thân nghị sỹ Dana Rohrabaker khẳng định rằng ông đã gọi điện cho ông John Kelly nhưng không nói rõ chi tiết của cuộc gọi vì không có quyền “khẳng định hay phủ nhận bất cứ điều gì trong cuộc nói chuyện này”.



Trước đó, hồi giữa tháng 8/2017, tờ The Daily Caller đã đăng tải thông tin cho rằng Julian Assange đã thảo luận với nghị sỹ Dana Rohrabaker về việc quay trở lại nước Mỹ. Cuộc gặp này đã diễn ra tại Đại sứ quán Ecuador tại London/Anh, nơi Julian Assange sinh sống từ năm 2012. Theo tạp chí này, người sáng lập Wikileaks bày tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận với chính quyền Mỹ để chấm dứt cuộc sống lưu vong. Cuộc gặp này diễn ra trong vòng 3 giờ đồng hồ. Sau cuộc gặp, nghị sỹ Mỹ tuyên bố rằng Assange phủ nhận sự tham gia của Nga vào việc bẻ khóa các trang chủ của đảng Dân chủ và lan truyền các thông tin được đánh cắp từ các trang chủ này.


Cho đến nay, chính quyền Mỹ chưa chính thức quy án Julian Assange vào bất cứ tội danh nào. Tuy nhiên, nhà sáng lập Wikileaks lo ngại về khả năng sẽ bị kết án tại Mỹ vì tội phản quốc vì việc công bố các thông tin mật liên quan đến chính quyền Mỹ hồi năm 2010. Nếu bị kết án theo điều khoản này, Julian Assange có thể sẽ bị tử hình.


Nghị sỹ 70 tuổi Dana Rohrabaker là nghị sỹ đại diện cho bang California tại Hạ viện Mỹ, là người nổi tiếng bởi các quan điểm thân Nga. Cụ thể, ông Dana Rohrabaker đã ủng hộ việc Nga tiến hành trưng cầu dân ý về sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga hồi năm 2014, cũng như là người phản đối mạnh mẽ các lệnh cấm vận chống Nga. Năm 2016, tờ Politico đã gọi Dana Rohrabaker là “nghị sỹ yêu mến” của Tổng thống Nga Putin.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét