Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Tin thế giới 26/7: Quan hệ Nga – Mỹ sẽ đi vào “ngõ cụt”?

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 26/7 nói rằng dự luật áp đặt các khiến cho mối quan hệ giữa Moscow và Washington không còn chỗ để cải thiện trong tương lai gần và đưa mối quan hệ này vào một tình huống khó lường.


Trước đó cùng ngày, nghị sỹ Nga, ông Konstantin Kosachyov, cho rằng nước này cần chuẩn bị một đòn đáp trả “gây đau đớn” đối với các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt lên Moscow.


Phản ứng trên được đưa ra sau khi Hạ viện Mỹ hôm 25/7 đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và buộc Tổng thống Donald Trump phải có được sự chấp thuận của các nghị sĩ trước khi nới lỏng bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Moscow.


Hãng thông tấn TASS đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố Washington không cung cấp các song không loại trừ khả năng này trong tương lai.


Tuyên bố này được đưa ra sau khi đài BBC đăng tải thông tin cho rằng vấn đề này đã được Washington xem xét. Trước đó, trong buổi phỏng vấn với đài BBC, Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine, ông Kurt Volker, người vừa có chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia Đông Âu này, cho rằng “các vũ khí phòng thủ sẽ cho phép Ukraine tự bảo vệ mình” và "đây chỉ là vấn đề thảo luận kỹ hơn và đưa ra quyết định”. Tuy nhiên, bà Nauert bác bỏ thông tin này.


Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào của Mỹ nhằm cung cấp các vũ khí sát thương cho Ukraine “ sẽ chỉ càng đẩy xa chúng ta ra khỏi các nỗ lực giải quyết vấn đề nội bộ của Ukraine” và làm leo thang căng thẳng.


Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định không có kế hoạch từ chức, dập tắt những thông tin cho rằng ông đang thể hiện những bất đồng ngày càng gia tăng với chính quyền Tổng thống Donald Trump.


Hãng tin CNN đưa tin ông Tillerson có kế hoạch rời vị trí Ngoại trưởng trước cuối năm nay, nhưng bà Nauert đã bác bỏ thẳng thừng thông tin này. Phát biểu với báo giới, bà cho biết: “Thông tin này là sai. Chúng tôi đã nói chuyện với Ngoại trưởng Tillerson. Ông ấy nói rất rõ việc muốn ở lại Bộ Ngoại giao. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Ông ấy nhận thức điều đó. Ông ấy thực sự chú tâm vào công việc”.


Theo CNN, giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, ngày 25/7, đã bắn cảnh cáo một tàu tuần tra có vũ trang của Iran ở phía Bắc vịnh Persia.


Theo một quan chức quốc phòng thạo tin, tàu của Iran, được cho là hoạt động dưới sự điều hành của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã tiếp cận và di chuyển cách tàu Mỹ khoảng 137 mét. Quan chức giấu tên này nói: "Tàu Iran lao đến bằng tốc độ cao và không phản ứng trước bất cứ cảnh báo nào từ phía tàu Mỹ", trong đó có tín hiệu bằng sóng radio, bắn pháo sáng và 5 hồi còi ngắn - những cách thức được quốc tế công nhận là tín hiệu liên lạc cảnh báo nguy hiểm.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Theo Ria Novosti ngày 25/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo nước này đã ký thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-400 của Nga.



Mặc dù nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng thỏa thuận với Nga không phải là một sự thay thế cho các thỏa thuận khác của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO hay Liên minh châu Âu (EU), song trên thực tế, này vẫn là “một nhát dao” dành cho 2 liên minh vốn đang ngập chìm trong các cuộc khủng hoảng. Theo các chuyên gia, sau khi có hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể “đóng của bầu trời của mình đối với các máy bay chiến đấu của NATO” nếu cần thiết.


Ngày 26/7, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Baek Tae-hyun cho biết nước này không đặt ra thời hạn chót đối với đề nghị đối thoại mà nước này nêu lên trước đó với


Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ, ông Tae-hyun nhấn mạnh rằng mặc dù Bình Nhưỡng chưa phản hồi trước các lời đề nghị đối thoại của Seoul, Hàn Quốc sẽ bình tĩnh chờ đợi một phản hồi tích cực từ phía Triều Tiên.


Hồi đầu tháng này, Hàn Quốc đã đề xuất tổ chức đàm phán quân sự với Triều Tiên nhằm chấm dứt các hành động thù địch gần đường ranh giới quân sự (MDL) phân định hai bên. Seoul cũng đề xuất một cuộc đối thoại riêng rẽ với Bình Nhưỡng để thảo luận vấn đề đoàn tụ các gia đình bị li tán kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tuy nhiên đến nay, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra phản hồi gì trước các đề xuất đối thoại này.


Thông tin này được đưa ra giữa lúc có những lo ngại về khả năng Triều Tiên đang chuẩn bị một vụ thử tên lửa khác, "có thể" vào ngày 27/7, nhân kỷ niệm 64 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến liên Triều.

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình

Theo hãng tin Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu, quân đội Trung Quốc giờ đây đã thiện chiến hơn, thành thạo sử dụng công nghệ hiện đại hơn và không còn phụ thuộc vào sức mạnh số đông nữa.


hiện là lực lượng vũ trang lớn nhất trên thế giới và đang trải qua một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng, trong đó bao gồm tái cơ cấu tổ chức quân đội, giảm bớt quân số và đầu tư mạnh vào các công nghệ quân sự hiện đại, trong đó bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình và tàu sân bay.


Hãng thông tấn Ria Novosti của Nga đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của các ngân hàng châu Âu đối với các công ty của Mỹ nếu như Mỹ áp đặt các


Phương án khác được tính đến là EU sẽ coi các lệnh cấm vận mới chống Nga của Mỹ là không có hiệu lực trên lãnh thổ EU. Dự kiến vấn đề này sẽ được hội đồng cao ủy châu Âu thảo luận trong phiên họp ngày 26/7.


Theo hãng tin Sputnik, một cựu quan chức Mỹ đã nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria cũng như cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào là không có cơ sở pháp lý.


Cựu quan chức ngoại giao Mỹ, cựu cố vấn lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ Jim Jatras cho biết, việc quân đội Mỹ có mặt tại Syria và tấn công lực lượng chính phủ nước này hoàn toàn không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét